Quilling tutorials – part I: tools and materials

Dạo này có nhiều bạn hỏi về cách làm thiệp quilling cũng như dụng cụ hay giấy để làm quilling quá. Thực ra thì thiệp quilling này cũng không phải là mới ở Việt Nam nữa nhưng vì ít người làm nên có vẻ nó vẫn còn khá mới so với nhiều người. Ấp ủ dự định viết tutorial lâu rồi nên giờ ngồi làm một bài về quilling vậy :D.

Chắc cũng không cần giới thiệu dông dài về quilling nữa, trên mạng nhiều lắm. Bạn nào mà quan tâm thì chắc cũng chẳng lạ gì. Bạn nào mới thì có thể lên google search với từ khóa “quilling”, “quilled” thì ra vô vàn kết quả. Ở đây tớ đi thẳng vào vấn đề luôn, đấy là dụng cụ, nguyên vật liệu và cách cuốn quilling. …

A. Dụng cụ và nguyên vật liệu

Nói chung thì đã làm đồ handmade thì dụng cụ khá quan trọng. Không nhất thiết là phải sắm thật nhiều nhưng những dụng cụ cơ bản như dao, kéo, keo, thước… dĩ nhiên là phải có.
Trên hình là bộ dụng cụ của mình, bạn không nhất thiết là phải sắm hết những thứ ở trên vì tớ còn làm nhiều đồ handmade ngoài quilling như papercarft, kirigami, origami…

Trên hình từ trái sang phải hàng trên: lưỡi dao mổ, lưỡi dao rọc giấy, keo 502, keo sữa.
Hàng dưới: tool cuốn quilling (tự chế :D), kéo, cán dao mổ, nhíp, dao rọc giấy, bút, compa cắt.

1. Tool cuốn quilling

Dĩ nhiên để cuốn được quilling thì cần phải có tool cuốn. Đây là dụng cụ quan trọng nhất nhưng rất tiếc là ở Việt Nam lại không bán :(. Để mua được thì bạn chỉ còn cách đặt mua ở nước ngoài hoặc nhờ người quen bên nước ngoài mua rồi gửi về cho.
Giá của một bộ tool gồm 2 que cuốn trên amazon là 5,5$ (cỡ khoảng 105k VND), cộng thêm tiền ship hàng về, tiền thuế… thì giá một bộ tool cỡ khoảng hơn 200k VND – khá là chát với túi tiền sinh viên . Chưa kể thời gian vận chuyển về Việt Nam từ lúc đặt mua cỡ khoảng hơn 2 tuần.
Có lẽ vì thế mà quilling vẫn chưa phổ biến lắm. Nhưng cái khó nó ló cái khôn. Không mua được tools xịn thì ta chơi tools tự chế :D, cũng như ai ngay. Cách đơn giản nhất là chẻ đôi cây tăm xỉa răng làm tool.

Bản thân tớ cũng thời gian đầu cuốn quilling cũng phải chẻ tăm làm tool suốt. Bạn nên gắn cây tăm đã chẻ vào cây bút bi bỏ ruột hay như cán dao mổ như trên hình để dễ dàng hơn khi cuốn quilling. Bạn cũng nên làm 2 cây tools, một cây có tiết diện nhỏ để cuốn bình thường, và một cây tiết diện lớn hơn để cuốn những cuốn lớn và giấy dày, khả năng gãy tool là rất cao 😀

2. Nhíp
Có thể bạn sẽ hỏi sao lại cần phải có nhíp? Bạn có thể không dùng nhíp cũng được, nhưng theo kinh nghiệm của tớ thì khi dùng nhíp thì bạn sẽ dễ dàng hơn khi phải giữ, quệt keo cũng như dán những chi tiết nhỏ và keo sẽ ít dây ra lung tung  thành phẩm sẽ sạch đẹp hơn nhiều.

Bạn chỉ cần 2 cây nhíp là đủ. Ở đây là một cây nhíp thẳng và một cây nhíp đầu cong. Cây nhíp thẳng sẽ hữu ích khi chi tiết của bạn dài, ví dụ như cuốn một ống trụ tròn dài. Còn cây nhíp cong sẽ hữu ích trong đa số trường hợp vì cây nhíp cong rất tiện dụng và dễ dàng giữ cuốn giấy.
Bạn có thể tìm mua 2 cây nhíp này ở các cửa hàng bán dụng cụ y tế. Giá chung là 25k cho một cây nhíp.
• Lưu ý là bạn không nên dùng cây nhíp nhỏ nhỏ ở nhà bạn hay dùng để “nhổ râu” nhé. Vì cây nhíp ấy rất dễ để lại hằn trên giấy và thép của nó rất mềm, khó giữ cuốn giấy hơn.

3. Keo

Bạn nên trang bị cho mình một lọ keo sữa và một lọ keo 502 hoặc keo tổng hợp. Keo sữa sẽ sử dụng trong đa số trường hợp vì khả năng dính giấy rất tốt, không hề độc hại, khô chậm nên dễ sửa khi dán lỗi nhưng một khi khô rồi thì dính rất chặt, khi khô thì trở nên trong suốt. Keo sữa bạn có thể tìm thấy ở các cửa hàng bán vật liệu xây dựng, giá 20k/ 1 bịch 1kg, đủ để dùng đến cuối đời :D. Hoặc bạn có thể tìm ở các cửa hàng bán văn phòng phẩm gần các trường Kiến trúc, Mỹ thuật, Xây dựng…
Keo 502 thì tốt nhất bạn nên ít sử dụng, chỉ nên dùng khi cần cố định những chi tiết có tiết diện dán nhỏ, khó cố định bằng keo sữa. Đặc điểm của keo 502 là độc, khô rất nhanh nên khó sửa khi dán lỗi, khi khô để lại vệt keo rất chi là “lộ”.
• Thông tin bên lề là hít nhiều hơi keo 502 dễ bị nhũn não đấy. Thế nên các bạn hạn chế dùng keo 502 thôi.

4. Các dụng cụ khác

Trên là các dụng cụ cơ bản để cuốn quilling. Ngoài ra thì các dụng cụ như dao, kéo, thước, bút… các kiểu thì dĩ nhiên là phải có rồi.
Bạn có thể trang bị cho mình thêm bảng cắt hay cutting mat như trên hình để kê khi cắt hay một cây compa cắt đường tròn hay đục lỗ với các kiểu lỗ tròn, đa giác, bầu dục với đủ kích cỡ…
Ngoài ra thì các bạn có thể trang bị thêm màu vẽ các loại, bút nhũ… tùy theo sở thích bla bla bla 😀

5. Nguyên vật liệu

Giấy, giấy và giấy :D. Giấy làm thiệp đủ màu bạn có thể tìm thấy ở các nhà sách lớn. Giá dao động từ 1 – 4k/tờ.
Sau khi mua giấy về bạn cắt thành các dải giấy có chiều rộng 2-3 mm.

Còn tiếp

Phù, thế là xong phần I: dụng cụ và nguyên vật liệu. Phần II là các cuốn quilling cơ bản.
P/s: chả hiểu sao mà mấy cái ảnh không căn cho nó vào giữa được . Bạn nào quan tâm thì download file word về đọc cho dễ nhé: quilling tutorial

16 Replies to “Quilling tutorials – part I: tools and materials”

  1. Nếu có bản mới nó luôn tự động chay luôn mà. Khi đang chạy nó ở góc dưới bên phải của trình duyệt ấy.

  2. handmadeshoptk writes:bạn ơi, mình thấy bạn có tìm hiểu về quilling, mình là chủ shop online handmadeshop.weebly.com nếu bạn cần tư liệu, hay tham khảo gì thì pm yahoo của mình nhé, những cái này mình cũng tương đối rành :d

  3. @handmadeshop: cám ơn bạn nhiều nhé. Chắc chắn là sẽ có dịp mua hàng của bạn nhiều đấy 😀

  4. writes:Bạn ơi, cái đựng giấy ấy,cái co 20 ngăn ấy, bạn chế bằng gì mà trông đẹp thế, giấy bìa à, bạn mua ở đâu đấy, nhìn khoảng 3ly, có phải giấy phome không bạn

  5. writes:Bạn ơi, cái đựng giấy ấy,cái co 20 ngăn ấy, bạn chế bằng gì mà trông đẹp thế, giấy bìa à, bạn mua ở đâu đấy, nhìn khoảng 3ly, có phải giấy phome không bạn.À ở cái shop handmadeshop.weebly.com ấy mình thấy có bán quilling tool bộ 2 chiếc là 80k đấy

  6. Uh, cái hộp ấy tớ làm bằng tấm phome dày 3mm. Còn quilling tools trên trang handmadeshop thì tớ cũng mới biết hôm nay. Dạo trước phải mua bộ tools 2 cái trên amazon, mất 200k 🙁

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *